Là những người đứng đầu công ty, đứng đầu doanh nghiệp chắc không hiếm khi các bạn thấy cảnh nhân viên cứ rủ nhau bỏ đi. Hay mới hôm trước mới khóc cạn nước mắt vì nhân viên đi du học, nhân viên theo chồng bỏ cuộc chơi mà hôm nay nó đã là thành viên công ty đối thủ. Vậy nên hãy cùng OFFICE DANANG khám phá xem cách mà các sếp lớn sử dụng nghệ thuật đối nhân xử thế để tiễn người cũ trong vui vẻ, người đang làm chỉ muốn chôn chân ở lại, người mới thì cứ thế xin vào ầm âm ngay!
1. Gắn Kết Nhân Sự – Nghệ Thuật Làm Sếp Giỏi
Câu chuyện về văn phòng là những câu chuyện chưa bao giờ có điểm kết. Đặc biệt là khi phải quản lý cả trăm ngàn người, thì việc quản trị nhân sự chưa bao giờ là dễ dàng. Một trong những vấn đề đáng lo ngại về đội ngũ nhân viên là: Việc đứng này trông núi nọ, so đo lương thưởng làm nhân viên không thể tập trung vào công việc được. Cũng vì sự lung lay này mà theo CEO Công ty cổ phần kết nối nhân tài Talentnet nhận xét: Nhân viên sẽ dễ bị lung lay tinh thần cống hiến và mức độ gắn kết với doanh nghiệp sẽ giảm đi.

Gắn kết nhân tài – nghệ thuật đối nhân xử thế
Một sự thật khá buồn nhưng vô cùng thực tế mà Viện Nghiên Cứu ADP nghiên cứu được là 84% người lao động toàn cầu chỉ đến để làm việc, thay vì đóng góp những gì bản thân có thể. Nhưng nếu như những nhân viên này được tạo dựng niềm tin, kết nối với doanh nghiệp thì sẽ tăng động lực lên 14 lần. Và tăng lợi nhuận của công ty lên 21% nếu nhân viên gắn kết tốt.
Thay vì có suy nghĩ nhân viên là những công cụ để thực hiện công việc và để nhân viên của mình đến làm rồi đi về. Những người sếp tài năng sẽ gắn kết nhân viên với doanh nghiệp để cả 2 yên tâm và tạo niềm tin cho nhau.
2. Giải Pháp Tối Ưu Được Sếp Lớn Áp Dụng – Nghệ Thuật Làm Sếp
Từ những lí do trên, các sếp nên có những giải pháp áp dụng nghệ thuật đối nhân xử thế mà các công ty lớn dùng dưới đây để thu hút được nhân viên và làm họ tự nguyện ở lại cống hiến hết mình cho công ty.
Thẳng Thắn Về Quyền Lợi
Khi lương thưởng không như mong đợi của họ, nhân viên dễ dàng bị hụt hẫng và thất vọng. Từ đó, đẩy đến tình trạng lưỡng lự nên tiếp tục ở lại làm cầm chừng vì chưa tìm được mối hay dứt áo ra đi. Để tránh sự hụt hẫng đó, các doanh nghiệp nên chia sẻ rõ về chế độ lương thưởng, nhân viên sẽ được gì khi đạt KPI, và các mức thưởng thêm dịp lễ là bao nhiêu. Thưởng theo cá nhân hay theo nhóm, và luôn có bản dự báo lương thưởng để thúc đẩy nhân viên nỗ lực nhiều hơn.

Nghệ thuật làm sếp giỏi
Việc rõ ràng và thẳng thắn về quyền lợi của nhân viên làm tăng thêm niềm tin của họ về công ty. Khi đủ tin tưởng và an tâm về chính sách nhận được, nhân viên sẽ tập trung làm việc tốt hơn.
Tạo Cảm Giác An Toàn Bằng Phúc Lợi Khác – Sử Dụng Thuật Đối Nhân Xử Thế
Thay vì tập trung vào lương thưởng bằng tiền, các doanh nghiệp có thể cho nhân viên một cảm giác an toàn bằng cách tặng quà bằng hiện vật khi doanh nghiệp không có quá nhiều lợi nhuận hay không muốn thưởng quá nhiều cho nhân viên.
Một món quà hiện vật, hay một phiếu mua hàng giảm giá của công ty sẽ là những lựa chọn tuyệt vời vừa không ảnh hưởng quá nhiều đến doanh thu, vừa tạo sự hài lòng nhân viên. Khi thế hệ nhân viên gen Z đang dần chiếm sóng, công ty càng tạo nhiều chính sách phúc lợi thì sẽ càng thu hut được nhiều tài năng trẻ, đặc biệt là những thế hệ thông minh và phóng khoáng này. Đây cũng là một nghệ thuật làm sếp thường được những lãnh đạo ở công ty lớn áp dụng.

Tăng thêm phúc lợi cho nhân viên – nghệ thuật đối nhân xử thế
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số chính sách sau cho công ty của mình, như: tăng số ngày nghỉ ốm, chính sách hỗ trợ sức khỏe nhân viên (Mua bảo hiểm thai sản, gia đình, khám sức khỏe hàng năm,…), tặng cà phê miễn phí,… Hoặc tổ chức các hoạt động để gắn kết mọi người lại như đi trải nghiệm thực tế, đi dã ngoại,… Những chuyến đi này không chỉ giúp nhân viên giảm stress mà còn có lợi ích gắn kết nhân viên và công ty lại gần nhau hơn.
Xây Dựng Giá Trị Chung – Nghệ Thuật Đối Nhân Xử Thế Của Sếp
Có rất nhiều nhân viên dù được đãi ngộ tốt về lương thưởng thì họ vẫn rời bỏ doanh nghiệp. Theo Wespire ( 2021 ) thì 93% nhân viên dự định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đóng góp và tác động tích cực đến thế giới.
Tưởng chừng như không viên quan, nhưng có ảnh hưởng lớn đến sự cống hiến của nhân viên. Chỉ khi nhân viên nhận thấy được giá trị tốt đẹp mà công ty muốn thực hiện, họ cảm nhận đây cũng chính là giá trị mình muốn mang lại thì chắc chắn công ty không chỉ giữ chân nhân viên. Mà còn tạo được những cảm hứng để thu hút người mới – đây chính là một thuật đối nhân xử thế mà những người lãnh đạo nên học hỏi.

Xây dựng giá trị chung giữa nhân viên và công ty – nghệ thuật đối nhân xử thế
Vậy làm sao để xây dựng giá trị chung, những người chủ có thể dành những buổi nói chuyện với nhân viên để cả hai thấu hiểu nhau hơn. Những người sếp ở công ty mới kinh doanh thì có thể chia sẻ hoài bão, tâm huyết xây dựng công ty và xã hội. Những doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm thì có thể nói về hành trình để có hôm nay.
Từ đó hãy cùng nhân viên trao đổi, hỏi cảm nhận của họ, xin các ý kiến, đóng góp để hiểu con người họ. Đây là một thuật đối nhân xử thế mà những công ty thường xuyên áp dụng. Họ giúp nhân viên hiểu, là những người đứng đầu nhưng chúng tôi không tự cao với nhân viên, chúng tôi biết ơn về sự đóng góp của họ.
Ba chia sẻ về nghệ thuật đối nhân xử thế của các sếp mà OFFICE DANANG giới thiệu trên đây sẽ là phương pháp hiệu quả cho những doanh nghiệp vẫn còn loay hoay giữ nhân viên của mình. Và bạn phải hiểu rằng, nếu công ty đã nỗ lực để giữ họ nhưng họ vẫn quyết định rời bỏ, thì nên để những cựu thành viên này ra đi trong vui vẻ. Việc giữ họ chỉ làm cho công ty thiệt hại nhiều hơn nếu tâm trí họ đã không còn đặt ở công ty.
>>Xem thêm: