Quấy rối nói chung và quấy rối nơi công sở nói riêng đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Mỗi cá nhân đều nên tìm hiểu và nắm bắt rõ những kiến thức về hành vi quấy rối, cũng như các biện pháp phòng ngừa và xử lý để tự bảo vệ bản thân. Hãy cùng Office Danang tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên để trang bị cho mình những cách xử lý tốt nhất khi bị quấy rối nơi công sở nhé.

Quấy rối nơi công sở đang là vấn đề nhức nhối hiện nay
1. Thế nào là quấy rối nơi công sở?
Hiện tượng quấy rối tình dục diễn ra ở bất cứ đâu, nên ngoài phạm vi nơi công cộng còn xảy ra ở nơi làm việc. Vì vậy, pháp luật Việt Nam cũng có quy định cụ thể về hành vi quấy rối tình dục quấy rối tình dục nơi làm việc tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019:
“Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động”.
1.1 Các đặc điểm của hành vi quấy rối nơi công sở
Thứ nhất: Chủ thể thực hiện hành vi là cá nhân, có ở bất kỳ giới tính nào (nam, nữ hay giới tính thứ ba) và bất cứ độ tuổi nào nhưng chủ yếu tập trung ở độ tuổi trường thành.
Thứ hai: Hành vi quấy rối tình dục phần lớn hành vi hành động. Bởi vì chỉ khi hành vi hành động biểu hiện ra bên ngoài thông qua những hành vi cụ thể: trêu đùa, động chạm thân thể, bỡn cợt…thì mới làm thỏa mãn được nhu cầu sinh lý của người đó và ảnh hưởng một cách nhất định đến người bị quấy rối.
Thứ ba: Yếu tố quan trọng nhất đó là hành vi này trái ngược hoàn toàn với ý muốn của nạn nhân, nạn nhân có thái độ không đồng ý hoặc có hành vi kháng cự.
1.2 Phân loại hành vi quấy rối nơi công sở:
Quấy rối tình dục bằng hành vi:
Là những hành động, cử chỉ, tác động liên quan đến tiếp xúc thể xác mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục.
Quấy rối tình dục bằng lời nói:
Hành vi quấy rối cũng bao gồm những lời nói, nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn. Bao gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục. Ví dụ, nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có mặt họ hoặc hướng tới họ, hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên tục.
Quấy rối tình dục phi lời nói
Gồm các hành động không được thể hiện bằng lời nói như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, huýt sáo trêu ghẹo, ánh nhìn, nháy mắt liên tục, phô bày hình ảnh, email, ghi chép hoặc tin nhắn liên quan tới tình dục.

Quấy rối nơi công sở thường diễn ra ở 3 hình thức: hành vi, lời nói và phi lời nói
> Xem thêm:
2. Những ảnh hưởng tiêu cực từ hành vi quấy rối nơi công sở
2.1 Tổn hại về sức khỏe tinh thần và thể chất
Nhiều nghiên cứu cho thấy lo lắng, trầm cảm và căng thẳng là một trong những biểu hiện tâm lý phổ biến của nạn nhân bị quấy rối tình dục. Nghiêm trọng hơn, nạn nhân có thể chịu đựng hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương và thậm chí có xu hướng cố gắng tự tử.
Ảnh hưởng tiêu cực của hành vi quấy rối không chỉ giới hạn ở mặt tinh thần mà còn tác động đến thể chất của nạn nhân (Theo qz.com). Người bị quấy rối có xu hướng tăng sụt cân mất kiểm soát, hút thuốc nhiều hơn, nằm ù lì trên giường lâu hơn và đánh mất cân bằng giữa công việc – gia đình. Sau một thời gian, họ có thể có các triệu chứng như đau dạ dày, đau đầu và các bệnh khác do căng thẳng thần kinh kéo dài. Tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hiểm cho nạn nhân.
2.2 Đánh mất cơ hội thăng tiến
Hiệu quả trong công việc bị sẽ giảm sút vì không thể tập trung trong công việc khi nạn nhân phải đối mặt với các hành vi quấy rối nơi công sở một cách thường xuyên.
Theo bác sĩ tâm lý Colleen C. Cullen trong một cuộc phỏng vấn với NBCnews, nạn nhân của quấy rối tình dục nơi công sở có thể cảm thấy xấu hổ và tội lỗi đến mức đánh mất lòng tự tôn và giá trị của bản thân trong công việc.
Một nghiên cứu khác được đăng trên Sage Journals cho thấy mối tương quan giữa việc bị quấy rối và quyết định nghỉ việc khi 8 trên 10 người phụ nữ tìm việc mới trong vòng hai năm sau khi bị quấy rối. Đồng thời, thay đổi công việc cũng gây nên áp lực về tài chính và ảnh hưởng lâu dài đến sự thăng tiến trong công việc của người bị quấy rối.
3 Những cách xử lý khi bị quấy rối nơi công sở
3.1 Né tránh đối tượng
Cảnh giác với bất kỳ sự gần gũi nào của người khác, luôn đề phòng tấn công nếu có người nào đó có hành vi đáng nghi ngờ.
Trang bị kiến thức về các hành vi mang tính tình dục để dễ dàng phân biệt và kịp thời ngăn chặn sự xuất hiện của hành vi đó. Tạo ra tình huống bất ngờ để giải thoát bản thân khỏi hành vi quấy rối.
Hạn chế đi hoặc ở một mình trong 1 không gian và thời gian bất kì.
Nữ giới nên tạo ranh giới an toàn cho bản thân bằng việc lựa chọn những bộ trang phục nhã nhặn, không nên quá gợi cảm, sexy. Điều này sẽ tránh được việc gây thu hút, lòng ham muốn của người khác giới.
Bên cạnh đó, khi nghe thấy những lời chọc ghẹo, tán tỉnh hay những hình ảnh khiêu dâm, hãy thờ ơ với nó, không quan tâm tới những chuyện xung quanh, tập trung vào công việc và tránh tiếp xúc với đối tượng để làm giảm sự hứng thú của “hắn” đối với mình.
3.2 Khiếu nại
Nếu bạn quyết định khiếu nại trong nội bộ, cách tốt nhất là bạn nên gửi bằng văn bản/ email để đảm bảo quyền riêng tư. Liệt kê tất cả các chi tiết sự kiện đã diễn ra và yêu cầu được trả lời bằng văn bản/ email. Giữ một bản sao khiếu nại của bạn và bất kỳ phản hồi nào bạn có thể nhận được từ công ty.
Ngoài ra, người bị quấy rối tình dục nơi làm việc có quyền khiếu nại về hành vi quấy rối tình dục xảy ra với mình. Cụ thể quyền khiếu nại này nằm trong các quy định liên quan đến quấy rối tình dục tại Điều 118 Bộ luật lao động năm 2019 và hướng dẫn chi tiết tại nghị định số 145/2020/NĐ-CP.
Xem thêm:
3.3 Chấm dứt hợp đồng lao động
Nếu cảm thấy quá lo âu vì không được bảo vệ bởi công ty dù đã phản ánh hành vi quấy rối, hãy cân nhắc xin đổi vị trí công tác hay thậm chí đổi công ty để tránh những tác động tiêu cực về lâu dài.
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp bị quấy rối tình dục nơi làm việc quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019.
Có thể thấy, pháp luật lao động Việt nam tạo mọi điều kiện để bảo vệ quyền lợi của người lao động là bên yếu thế trong mối quan hệ lao động. Ngoài ra, nếu 2 bên đã thỏa thuận chấm dứt hợp động khi bị quấy rối tình dục nơi làm việc thì khi đó bất kì người lao động hay người sử dụng lao động đều có thể chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Trên đây là những cách xử lý khi bị quấy rối nơi công sở, hãy tự bảo vệ mình bằng cách tỏ thái độ dứt khoát và chọn cho mình cách giải quyết phù hợp nhé.
> Xem thêm: