Sau ảnh hưởng của nhiều năm đại dịch, xu hướng thiết kế văn phòng trên toàn thế giới đang dần thay đổi. Các doanh nghiệp bắt đầu thu hẹp mặt bằng văn phòng và tập trung nhiều hơn vào tính ứng dụng công nghệ và tính bền vững. Vì thế mà kiến trúc bền vững trở thành xu thế của thời gian gần đây. Hãy cùng OFFICE DANANG tìm hiểu về xu hướng văn phòng này trong bài viết dưới đây ngay nhé!
1. Nguyên nhân làm thay đổi xu hướng thiết kế văn phòng
Theo nghiên cứu từ công ty tư vấn Bất động sản JLL, các công ty sẽ xem xét danh mục đầu tư Bất động sản của họ để cân nhắc lại việc thuê không gian văn phòng với kiến trúc bền vững, đầu tư vào công nghệ mới và ưu tiên tính bền vững.
Báo cáo “Future of Work” của JLL mới đây chỉ ra rằng xu hướng làm việc linh hoạt sẽ vẫn vẫn tiếp tục sau đại dịch, với 56% tổ chức ở châu Á – Thái Bình Dương (APAC) nói rằng họ có thể sẽ cung cấp hình thức làm việc từ xa cho tất cả nhân viên vào năm 2025. Những người lãnh đạo trong mảng kinh doanh bất động sản (CRE) cũng tin rằng việc vận hành thành công hình thức làm việc linh hoạt sẽ là ưu tiên chiến lược quan trọng nhất trong 3 năm tới.
Điều này bao gồm việc khám phá các lựa chọn không gian linh hoạt, với tỷ lệ trung bình của không gian linh hoạt ở khu vực APAC dự kiến sẽ tăng từ nay đến năm 2025.
Theo nghiên cứu của JLL, điều này bắt nguồn từ việc chuyển đổi sang hình thức làm việc linh hoạt đã trở thành một dấu hiệu của sự thay đổi tại nơi làm việc, đặt trọng tâm nhiều hơn vào cách các công ty có thể hỗ trợ tinh thần của nhân viên và duy trì năng suất.
Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy 80% tổ chức ở APAC đồng ý rằng không gian chất lượng cao là ưu tiên hàng đầu vì yếu tố này đã trở thành điều phù hợp nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho hình thức làm việc linh hoạt.

Vì sao kiến trúc bền vững lại trở thành xu hướng hiện nay?
James Taylor, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về việc làm tại JLL khu vực APAC cho biết: “Văn phòng vẫn là một yếu tố quan trọng với các doanh nghiệp, nhưng giờ đây họ sẽ đầu tư để biến các văn phòng thành không gian sáng tạo. Các chiến lược danh mục đầu tư bất động sản để tăng cường tương tác xã hội giữa một lực lượng lao động phân tán theo địa lý sẽ quan trọng hơn bao giờ hết. Trọng tâm của các tổ chức hiện nay là tập trung vào sự hiệu quả thay vì quy mô”.
Cùng với một thế giới việc làm ngày càng hỗn hợp, tổng số nhân viên và diện tích bất động sản cũng dự kiến sẽ tăng lên. Trọng tâm của các công ty sẽ là đầu tư vào không gian chất lượng để đảm bảo sự thành công lâu dài của hình thức làm việc linh hoạt.
“Văn phòng vẫn là một yếu tố quan trọng của công việc. Chúng tôi nhận thấy sức khỏe, tính bền vững và công nghệ ngày càng nổi bật trong việc định hình môi trường xây dựng”, Janlo de los Reyes, trưởng bộ phận nghiên cứu và tư vấn chiến lược của JLL Philippines cho biết.
2. Kiến trúc bền vững là gì?
Kiến trúc bền vững còn được gọi là kiến trúc xanh hay kiến trúc môi trường. Đây là thuật ngữ chung dùng chỉ những tòa nhà được thiết kế để hạn chế tác động của con người đối với môi trường tự nhiên.
Kiến trúc bền vững sẽ tiếp cận thân thiện với môi trường từ mọi khía cạnh từ quy trình lập kế hoạch và xây dựng. Và cả việc lựa chọn vật liệu xây dựng, thiết kế, thực hiện các hệ thống sưởi ấm, làm mát, hệ thống ống nước, chất thải và thông gió, và sự tích hợp của môi trường xây dựng vào cảnh quan thiên nhiên.

Kiến trúc văn phòng bền vững là kiến trúc gắn liền với lợi ích về môi trường
3. Các yếu tố đánh giá kiến trúc bền vững
Kiến trúc bền vững là công trình phải đảm bảo 3 yếu tố sau:
- Tác động đến hệ sinh thái và môi trường của công trình phải được giảm tối đa. Chất lượng trong cải thiện và hướng đến các tác động mang lại lợi ích cho môi trường. Có thể thực hiện với trồng cây xanh. Với các cách thức chung tay trong xử lý rác thải, chất thải. Từ đó có được công nghệ hiện đại làm môi trường trong lành, khỏe mạnh hơn.
- Mang lại hiệu quả về kinh tế. Là các tác động đến hiệu quả trong hoạt động kinh tế được thực hiện. Có thể kể đến với các hiệu quả sử dụng của công trình. Kiến trúc hiện đại, tích hợp với công nghệ và các ứng dụng khác. Càng làm cho nhu cầu người dân được đáp ứng tốt hơn. Khi đó, họ sẽ bỏ ra các vật chất để đổi lấy các tiện ích này.
- Đáp ứng được nhu cầu sử dụng với các nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong đó, phải đảm bảo tính hiện đại, tiện nghi. Cùng với những tiêu chuẩn đặt ra giúp người dân được chăm sóc về mặt dịch vụ. Cũng như có sự áp dụng hiệu quả của máy móc. Và phát huy truyền thống của dân tộc. Mang đến các đặc trưng được bảo tồn và phát huy. Giúp các giá trị đó được nhận rộng một cách hiệu quả.
4. Lợi ích của kiến trúc bền vững
- Bảo vệ môi trường: Thực hành kiến trúc bền vững là giảm tác động tiêu cực của việc xây dựng đối với môi trường bằng cách bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học hiện có. Đồng thời giảm lượng khí thải CO2.
- Giảm lãng phí và sử dụng năng lượng: Một lợi ích khác của thiết kế bền vững là hạn chế sử dụng năng lượng và giảm chất thải. Ví dụ về điều này bao gồm giới thiệu các nguồn năng lượng mặt trời, tập trung hệ thống phân phối nước và sưởi ấm, và sử dụng vật liệu tái chế.
- Cải thiện sức khỏe và phúc lợi của cư dân tòa nhà: Việc áp dụng các thực hành xây dựng bền vững cũng có thể cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của cư dân. Nó chỉ ra rằng các tòa nhà lành mạnh thúc đẩy cuộc sống lành mạnh.
- Nâng cao Kinh tế: giảm chi phí vận hành, nâng cao giá trị tài sản và lợi nhuận, cải thiện sản xuất, tối ưu hoá hiệu suất vòng đời kinh tế.

Kiến trúc bền vững đem lại nhiều lợi ích
5. Nguyên tắc thiết kế văn phòng có kiến trúc bền vững
Thiết kế kiến trúc bền vững cần đảm bảo 5 nguyên tắc sau đây để có thể đáp ứng được các chức năng của mình:
- Nguyên tắc thứ nhất: Luôn đảm bảo cung cấp được nguồn năng lượng liên tục cho môi trường bên trong tòa nhà, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu và lành mạnh cho sức khỏe của con người.
- Nguyên tắc thứ hai: Đảm bảo sự cộng sinh với môi trường tự nhiên và tăng khả năng thích ứng với sự biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực từ thiên nhiên. Bên cạnh đó, giảm thiểu tối đa sự tác động của con người với thiên nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ sinh thái.
- Nguyên tắc thứ ba: Vận dụng hiệu quả sự phát triển của kỹ thuật công nghệ xanh trong lĩnh vực xây dựng. Hướng tới việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả, hợp lý, vừa khai thác vừa bảo vệ.
- Nguyên tắc thứ tư: Đáp ứng và đảm bảo được sự hài hòa giữa môi trường nhân văn tự nhiên và cảnh quan các khu vực lân cận.
- Nguyên tắc thứ năm: Bên cạnh những hiệu quả kinh tế trước mắt, thiết kế kiến trúc bền vững cần đảm bảo được hiệu quả sử dụng về lâu dài.
6. 03 ý tưởng thiết kế văn phòng bền vững phổ biến hiện nay
Thiết kế văn phòng Biophilic
- Trải thảm xanh không gian: Tạo dựng một không gian thoáng đãng. Có sự kết hợp hài hòa với các yếu tố thiên nhiên, điển hình là cây xanh.
- Tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng: Thay vì sử dụng đèn điện thì văn phòng Biophilic sẽ chuộng ánh sáng mặt trời. Hoặc sử dụng năng lượng mặt trời để tạo thành điện năng.
- Xây dựng lối sống xanh: Không gian xanh hay lối sống xanh sẽ mang lại nguồn năng lượng tích cực. Tâm trạng cũng như trạng thái làm việc luôn trong trạng thái dồi dào. Thêm vào đó, giảm thiểu những vấn đề tiêu cực đến môi trường xung quanh và bảo vệ chúng ngày một tốt hơn.

Kiến trúc bền vững theo kiểu Biophilic
Thiết kế không gian xanh Tetra Pak
- Điểm trọng tâm của kiểu thiết kế này chính là gia tăng trải nghiệm và đáp ứng nhu cầu của từng nhân viên. Kích thích khả năng sáng tạo.
- Ngoài những không gian làm việc hay hội họp rộng lớn. Cần trang bị thêm các không gian nhỏ, gia tăng độ tương thích. Nhân viên có thể tự do chọn nơi gặp gỡ và trao đổi với đồng nghiệp của mình.
- Nội thất sử dụng của cần đa năng và có sự linh hoạt trong việc di chuyển.
- Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và không gây độc hại.
- Ánh sáng tự nhiên luôn được ưu tiên.

Kiến trúc văn phòng Tetra Pak
Thiết kế theo xu hướng Bayer
- Một môi trường làm việc tràn đầy cảm hứng sẽ giúp thu hút số lượng lớn nhân tài, ứng viên. Thêm vào đó, còn tạo được ấn tượng với đối tác/khách hàng.
- Thiết kế không gian cho thấy được sự năng động và trẻ trung. Phân bố khu vực làm việc hiệu quả. Ngoài những nội thất cơ bản, nên trang bị thêm bàn hay khu vực mà nhân viên có thể chia sẻ với nhau về công việc cũng như giải tỏa được áp lực.
- Xu hướng Pantry cũng được tích hợp vào kiểu văn phòng này. Mục đích là gia tăng sự tương tác. Thể hiện được sự quan tâm của doanh nghiệp đối với nhân viên của mình.
- Kiểu thiết kế này còn cân bằng giữa công việc việc cuộc sống khi có nơi nghỉ ngơi, nghỉ trưa trong khu vực làm việc.

Văn phòng bên vững Bayer