Khi dự báo nhân viên sắp nghỉ việc, một số doanh nghiệp nhỏ không mất quá nhiều chi phí và thời gian đào tạo sẽ để nhân viên nghỉ. Nhưng với các công ty lớn hơn và mất nhiều công sức để đào tạo nhân viên thì họ thường quyết định tăng lương để giữ chân những người nhân viên này. Nhưng liệu tăng lương có thể giữ chân khi những công ty đối thủ có mức lương hấp dẫn hơn. Hãy cùng OFFICE DANANG khám phá đâu sẽ là cách giữ chân nhân sự hiệu quả nhé!
1. Tại Sao Phải Giữ Chân Nhân Sự
Những người sếp cần phải biết tại sao mình cần phải giữ chân nhân sự, thì mới có động lực và hướng giải quyết để giữ chân nhân viên được. Một nhân viên khi nghỉ việc thì mỗi doanh nghiệp sẽ phải mất những chi phí sau:

Tại sao phải giữ chân nhân viên?
- Chi phí để doanh nghiệp tuyển dụng: quảng cáo, phỏng vấn, sàng lọc và tuyển chọn.
- Chi phí đào tạo một người mới: Phải đào tạo nhân viên mới và quản lý.
- Mất năng suất: Một nhân viên mới sẽ mất từ 1-2 năm để đạt được năng suất của một người hiện có.
- Chi phí xử lý các vấn đề trong khi làm việc: Nhân viên mới mất nhiều thời gian hơn do thường chưa chuyên nghiệp trong việc giải quyết vấn đề.
- Tác động văn hóa: bất cứ khi nào ai đó rời đi, những người khác sẽ hoang mang và sợ hãi, nhất là với nhóm thân thiết.
2. Luân Chuyển Công Tác Để Giữ Chân Nhân Viên
Theo MIT Sloan Management Review thì yếu tố để giữ chân nhân viên là tạo ra bước chuyển mình trong sự nghiệp. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng và hiệu quả hơn rất nhiều so với việc tăng lương hay thăng chức. Bạn sẽ chẳng bao giờ tăng lương đủ với tham vọng của con người, và với những nhân tài thì việc thăng chức sẽ chỉ làm họ cảm giác mệt mỏi khi phải gánh thêm trách nhiệm bổ sung và tốn nhiều thời gian hơn. Đôi lúc những nhân viên cũng không nhận ra điều này , và họ chỉ luôn cảm giác là không đủ, không phù hợp.

Luân chuyển công tác để giữ chân nhân sự
Những người nhân viên sẽ thích được thử những cảm giác mới mẻ và đảm nhận vai trò hoàn toàn mới dựa trên sở thích cá nhân. Hoặc công ty có thể để mọi người đảm nhận những nhiệm vụ ở nước ngoài hay đưa nhân viên đến các văn phòng mới. Đây chính là luân chuyển công tác hay thay đối công việc mà vẫn làm cho doanh nghiệp. Một môi trường mới sẽ làm tâm trí họ được cởi mở hơn, sáng tạo hơn, mà doanh nghiệp sẽ không phải mất thời gian đào tạo người mới.
3. Đừng Đợi Họ Từ Chức Mới Giữ Chân Nhân Sự
Việc một nhân viên rời bỏ doanh nghiệp thường không chỉ vì 1 yếu tố mà sẽ bao gồm nhiều vấn đề khác. Hoặc bản thân nhân viên cảm nhận mình không được bất kì lợi lộc gì. Nên thay vì đợi họ nạp đơn từ chức, những người quản lý giỏi cần phải tạo nên sự gắn kết để giữ chân nhân viên lại, và làm họ cống hiến nhiều hơn.

Giữ chân nhân sự đừng đợi họ từ chức
Hãy sắp xếp công việc từ xa hoặc tổ chức các sự kiện xã hội. Theo phân tích từ giảng viên cao cấp của MIT Donald Sull, nhân viên sẽ thường có xu hướng gắn bó lâu hơn nếu công ty làm theo 2 cách trên. Việc công ty tổ chức sự kiện xã hội như thế nào sẽ là yếu tố tác động đến sự đánh giá của nhân viên với văn hóa doanh nghiệp và quyết định nên ở lại hay không. Một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn và hạn chế việc rời bỏ.
4. Làm Sao Để Nhận Biết Nhân Viên Sắp Nghỉ

Dấu hiệu nhân viên sắp nghỉ việc khi muốn giữ chân nhân sự
Việc nhận ra những dấu hiệu này có thể giúp nhà quản lý can thiệp để giữ chân nhân sự kịp thời trước khi quá muộn nếu như bạn thực sự muốn giữ chân nhân viên này:
- Ngoại hình khác thường: Những bạn nhân viên này thường thay đổi bề ngoài như: cắt tóc, mặc những bộ đồ mới, trang phục khác thường và sành điệu, trang điểm. Khi họ muốn kết thúc một cái gì đo, họ trường thay đổi bạn thân và đang cố gắng gây ấn tượng với ai đó trong một cuộc phỏng vấn.
- Bớt chăm chút hơn: Nếu một nhân viên trở nên chán nản trong công việc và cảm thấy bị bỏ rơi, ngoại hình của họ sẽ phần nào phản ánh điều đó. Họ không muốn chải chuốt bề ngoài và bắt đầu ăn mặc bớt nghiêm chỉnh.
- Tần suất vắng mặt: Nếu xuất hiện tình trạng thường xuyên vi phạm quy định, xin nghỉ việc bất thường và đi làm muộn thì đó có thể là dấu hiệu của việc họ đã chán ngấy việc hàng ngày phải đến công ty làm việc. Họ thường cố kéo dài thời gian giải lao, hay xin phép ra ngoài trong giờ làm vì đó là lúc họ đi phỏng vấn ở một công ty khác.
- Tương tác bị giảm sút: Nhân viên của bạn từng năng nổ, bỗng dưng trở nên dè dặt hơn, bớt tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, rút lui khỏi các cuộc trò chuyện, không muốn nhận nhiệm vụ mới,..
- Hành động lén lút, tội lỗi: Họ thường nhìn lén xem bạn có đang quan sát họ không, tránh giao tiếp bằng mắt, cố tình tránh mọi tiếp xúc với bạn, hay giải thích quá mức về việc họ làm, thậm chí sẽ làm việc chăm chỉ hơn và cố kể về tất cả những nỗ lực và thành tích của mình. Vì cảm thấy tồi tệ về việc đang tìm kiếm một công việc mới sau lưng bạn.
- Thường xuyên truy cập các trang tìm việc: Điều này đồng nghĩa với việc họ muốn nhanh chóng tìm kiếm công việc thay thế để tránh lãng phí thời gian vô ích. Bạn có thể nhận ra điều này thông qua xu hướng tham gia các group, fanpage, LinkedIn hay chia sẻ trên Facebook.
- Tâm trạng thay đổi thất thường: Tương tác của họ rất vụng về và căng thẳng. Thô lỗ với khách hàng, bắt đầu phàn nàn về mọi thứ, không đóng góp bất kỳ ý tưởng mới nào và chỉ trích mọi thứ những người khác làm và nói. Họ chỉ đang tìm kiếm một cuộc chiến hoặc một cái cớ để xông ra ngoài.
Việc tăng lương hay đưa một mức lương phù hợp cho nhân viên cũng rất quan trọng, nhưng khi nhân viên vẫn quyết định rời bỏ thì tiền bạc đã không còn là vấn đề chủ chốt. Chính vì vậy, các nhà quản trị tài năng của OFFICE DANANG hãy xem xét các cách giữ chân nhân sự đơn giản, hiệu quả trên đây để áp dụng cho công ty của mình nhé.
>>Xem thêm: